Photo by Andy Wang / Unsplash

Sách trắng doanh nghiệp 2022 mới nhất của Bộ KHĐT

Thuy Nguyen ACCA

Một tin khá vui từ Sách Trắng Doanh Nghiệp năm 2021-2022 số lượng doanh nghiệp đầu tư vốn nước ngoài đã tăng lên đến 19,2% sov ới doanh nghiệp nhà nước chiếm 21,4%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 59,4% thì số lượng DN FDI cũng chiếm phần đáng kể.

Theo địa phương: Tại thời điểm 31/12/2020 so với thời điểm 31/12/2019, 37/63 địa
phương có tốc độ thu hút vốn cho SXKD của doanh nghiệp tăng cao hơn mức tăng chung của cả nước (12,2%). Trong đó: Cao nhất là Ninh Thuận tăng 72,6%; Bắc Giang tăng 38,5%; Hòa Bình tăng 36,0%; Kon Tum tăng 28,9%; Bình Thuận tăng 28,4%; Đắk Lắk tăng 27,7%; Trà Vinh tăng 27,4%; Bình Phước tăng 27,0%; Hải Dương tăng 25,6%; Phú Yên tăng 21,8%. 21/63 địa phương có tốc độ thu hút vốn cho SXKD tăng thấp hơn mức tăng chung của cả nước, trong đó tăng thấp nhất là Thanh Hóa tăng 0,4%; Kiên Giang tăng 0,6%; Bến Tre tăng 3,0%; Tiền Giang tăng 4,5%... Có 5/63 địa phương có tốc độ thu hút vốn cho SXKD giảm so với năm 2019: Quảng Ninh giảm 2,1%;

Theo khu vực kinh tế: Bình quân giai đoạn 2016-2020 so với bình quân giai đoạn
2011-2015, khu vực dịch vụ mỗi năm thu hút 25,1 triệu tỷ đồng vốn cho SXKD, chiếm 65,3% vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 112,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút 12,9 triệu tỷ đồng, chiếm 33,7%, tăng 90,4%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút vốn rất thấp với 387,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,0%, tăng 87,5%.

Theo loại hình doanh nghiệp: Bình quân giai đoạn 2016-2020 so với bình quân giai
đoạn 2011-2015, doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút vốn cho SXKD chiếm tỷ trọng cao nhất với 21,9 triệu tỷ đồng vốn, chiếm 57,1% vốn của toàn bộ doanh nghiệp, tăng 135,5%; doanh nghiệp nhà nước mặc dù giảm đáng kể về số doanh nghiệp, nhưng hiện vẫn thu hút vốn khá lớn với 9,4 triệu tỷ đồng, chiếm 24,5%, tăng 55,2% (trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thu hút 4,6 triệu tỷ đồng, chiếm 11,9%, tăng 15,9%); doanh nghiệp FDI thu hút 7,1 triệu tỷ đồng, chiếm 18,4%, tăng 105,5%.
Theo quy mô doanh nghiệp: Bình quân giai đoạn 2016-2020 doanh nghiệp quy mô
lớn thu hút 26,5 triệu tỷ đồng vốn cho SXKD, chiếm 69%, tăng 102,1%; doanh nghiệp vừa thu hút 2,9 triệu tỷ đồng, chiếm 7,6%, tăng 113,1%; doanh nghiệp nhỏ thu hút 4,6 triệu tỷ đồng, chiếm 12%, tăng 69,9%; doanh nghiệp siêu nhỏ thu hút 4,4 triệu tỷ đồng, chiếm 11,4%, tăng 168,9%.

Theo địa phương: Bình quân giai đoạn 2016-2020 so với bình quân giai đoạn 2011-
2015, tốc độ thu hút vốn cho SXKD của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD của 33/63 địa phương tăng cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước (104,1%). Trong đó, cao nhất là Trà Vinh tăng 515,3%; Thanh Hóa tăng 280,9%; Thái Nguyên tăng 258,9%; Kiên Giang tăng 248,4%; Bạc Liêu tăng 230,1%; Bắc Giang tăng 228,8%; Bình Thuận tăng 218,1%... 29/63 địa phương có tốc độ thu hút vốn cho SXKD của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD tăng thấp hơn mức tăng chung cả nước. Trong đó: Thấp nhất là Cà Mau tăng 16,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 22,2%; An Giang tăng 33,9%;... Hậu Giang là địa phương duy nhất có tốc độ thu hút vốn cho SXKD của doanh nghiệp giảm so với giai đoạn 2011-2015, giảm 24,8%.

Theo địa phương: Năm 2020, doanh nghiệp của 50/63 địa phương kinh doanh mang lại lợi nhuận. Trong đó, doanh nghiệp tại 6/63 địa phương tạo ra lợi nhuận trên 50.000 tỷ đồng gồm: Thành phố Hồ Chí Minh lãi 205,3 nghìn tỷ đồng; Hà Nội lãi 175,9 nghìn tỷ đồng; Đồng Nai lãi 82,1 nghìn tỷ đồng; Bắc Ninh lãi 66,8 nghìn tỷ đồng; Bình Dương lãi 62,1 nghìn tỷ đồng; Thái Nguyên lãi 52,2 nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp của 13/63 địa phương kinh doanh thua lỗ năm 2020, gồm: Thanh Hóa lỗ 28,3 nghìn tỷ đồng; Khánh Hòa lỗ 11,7 nghìn tỷ đồng; Hà Tĩnh lỗ 5,2 nghìn tỷ đồng; Quảng Bình lỗ 3,9 nghìn tỷ đồng; Gia Lai lỗ 2,7 nghìn tỷ đồng; Kiên Giang lỗ 2,4 nghìn tỷ đồng; Thái Bình lỗ 2,3 nghìn tỷ đồng; Đà Nẵng lỗ 1,8 nghìn tỷ đồng; Lạng Sơn lỗ 206 tỷ đồng...

Theo địa phương: 7/63 địa phương có thu nhập bình quân tháng của người lao động
trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2020 cao hơn mức thu nhập trung bình cả nước (9,5 triệu đồng/người/tháng). Chủ yếu là các địa phương có doanh nghiệp quy mô lớn, thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu 12 triệu đồng; Thành phố Hồ Chí Minh 10,9 triệu đồng; Bắc Ninh 10,5 triệu đồng; Quảng Ninh 10,3 triệu đồng; Hà Nội 10,2 triệu đồng; Đồng Nai và Bình Dương cùng 9,8 triệu đồng. Tại 56/63 địa phương, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2020 thấp hơn mức thu nhập trung bình cả nước, trong đó 9/63 địa phương có mức thu nhập bình quân tháng một lao động dưới 6,0 triệu đồng: Điện Biên 4,3 triệu đồng; Quảng Trị 5,5 triệu đồng; Trà Vinh và Thanh Hóa 5,6 triệu đồng; Phú Yên 5,7 triệu đồng; Sơn La, Bạc Liêu và Đắk Lắk 5,8 triệu
đồng; Quảng Bình 5,9 triệu đồng.

Nguồn: Bộ Kế Hoạch Đầu Tu

Link tải toàn bộ tài liệu