Tìm hiểu IFRS: IAS 23 - Chi phí đi vay

Thuy Nguyen ACCA

Chuẩn mực kế toán số 23 - Chi phí đi vay

Vào tháng 4 năm 2001 Ủy ban chuẩn mực Kế toán quốc tế (gọi tắt là Ủy ban) đã thông qua chuẩn mực Chuẩn mực IAS 23, trên cơ sở Chuẩn mực IAS 23 do Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành lần đầu vào năm 1993. Chuẩn mực IAS 23 Chi phí lãi vay cũng thay thế cho Chuẩn mực IAS 23 Vốn hóa chi phí đi vay (được ban hành vào tháng 3 năm 1984).

Vào tháng 3 năm 2007 Ủy ban chuẩn mực Kế toán quốc tế ban hành Bản sửa đổi của chuẩn mực IAS 23 trong đó loại bỏ quyền lựa chọn cho phép ghi nhận ngay chi phí đi vay vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Căn cứ vào những sửa đổi của Chuẩn mực 23 thì các chuẩn mực khác cũng có một vài nội dung được sửa đổi theo. Các chuẩn mực được sửa đổi bao gồm: Chuẩn mực về Nông nghiệp: Cây lâu năm cho sản phẩm (sửa đổi IAS 16 và IAS 41) (được ban hành vào tháng 6 năm 2014), IFRS 9 Công cụ tài chính (được ban hành vào tháng 7 năm 2014), IFRS 16 Thuê tài sản (được ban hành vào tháng 1 năm 2016) và Những đổi mới thường niên đối với các chuẩn mực IFRS giai đoạn 2015-2017 (được ban hành vào tháng 12 năm 2017).

IAS 23 Chi phí đi vay (gọi tắt là IAS 23) được trình bày từ đoạn 1 đến đoạn 30 và phần Phụ lục. Khi IASB thông qua chuẩn mực này thì tất cả các đoạn đều có giá trị ngang nhau. Đồng thời cần nghiên cứu chuẩn mực IAS 23 trong bối cảnh hiểu rõ các quy định chung và phần Cơ sở để đưa ra kết luận, Lời mở đầu các IFRS và Khung khái niệm của Báo cáo tài chính. Còn chuẩn mực IAS 8 về Chính sách kế toán, những thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót cung cấp cơ sở cho việc chọn lựa và áp dụng các chính sách kế toán trong trường hợp không có các hướng dẫn cụ thể.

Chi phí đi vay bao gồm:

(a)     Chi phí lãi vay tính theo phương pháp lãi suất thực như đã trình bày trong IFRS 9;

(b)    Đã xóa bỏ

(c)    Đã xóa bỏ

(d)     Lãi vay liên quan đến nghĩa vụ thanh toán tiền thuê được ghi nhận theo quy định tại IFRS 16 – Thuê Tài sản; và

(e)     Phần chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ được coi là khoản điều chỉnh cho chi phí vay.

Tùy vào từng trường hợp, bất kỳ tài sản nào sau đây đều có thể coi là tài sản dở dang:

  1. Hàng tồn kho
  2. Nhà máy sản xuất
  3. Cơ sở sản xuất năng lượng
  4. Tài sản cố định vô hình
  5. Bất động sản đầu tư
  6. Cây lâu năm cho sản phẩm.

Các tài sản tài chính, và hàng tồn kho được sản xuất, hoặc chế tạo trong thời gian ngắn đều không phải là tài sản dở dang. Các tài sản mua về đã sẵn sàng đưa vào sử dụng theo mục đích định trước của đơn vị hoặc sẵn sàng để bán thì cũng không phải là tài sản dở dang.


Ghi nhận chi phí đi vay

08.  Đơn vị thực hiện vốn hóa chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang vào nguyên giá của tài sản đó. Đơn vị sẽ ghi nhận các chi phí đi vay khác vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà nó phát sinh.

09.  Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang thì được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Những chi phí này được vốn hóa vào nguyên giá của tài sản khi chúng có thể tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị và chi phí đó có thể xác định một cách tin cậy. Khi đơn vị vận dụng chuẩn mực IAS 29 Báo cáo tài chính trong các nền kinh tế siêu lạm phát, thì đơn vị ghi nhận một phần chi phí lãi vay bù đắp cho lạm phát là chi phí phát sinh trong kỳ theo quy định của đoạn 21 trong Chuẩn mực đó.

Chi phí đi vay được vốn hoá

10.Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang là các chi phí đi vay sẽ chỉ phát sinh khi việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang đó được thực hiện. Khi đơn vị có khoản đi vay riêng sử dụng cho mục đích mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang cụ thể thì chi phí đi vay phát sinh liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang đó có thể xác định được ngay.

11.  Trong một số trường hợp, việc xác định mối quan hệ trực tiếp giữa các khoản vay riêng biệt với tài sản dở dang và việc xác định chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến tài sản đó có phát sinh hay không có thể gặp khó khăn.Ví dụ, khi hoạt động tài chính của đơn vị được điều phối tập trung hoặc khi tập đoàn sử dụng nhiều công cụ nợ để vay tiền với nhiều mức lãi suất khác nhau và sau đó lại cho các công ty khác trong cùng tập đoàn vay lại với mức lãi suất khác nhau. Các vấn đề phức tạp khác sẽ thực sự phát sinh khi công ty sử dụng khoản vay được yết giá hoặc có liên quan đến ngoại tệ, khi tập đoàn hoạt động trong nền kinh tế có mức lạm phát cao, và khi tỷ giá ngoại tệ có biến động. Trường hợp này dẫn đến việc xác định chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang gặp khó khăn và đơn vị cần phải thực hiện các xét đoán.

.....

https://www.auditcarevietnam.vn/course/ms50-certifr

Trình bày báo cáo tài chính

26.Báo cáo tài chính của đơn vị phải trình bày:

  1. Tổng số chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ; và
  2. Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ.

Hướng dẫn áp dụng

27.  Khi áp dụng Chuẩn mực này mà tạo nên sự thay đổi về chính sách kế toán, thì ngày đơn vị bắt đầu vốn hóa các chi phí đi vay liên quan đến tài sản dở dang có thể là ngày Chuẩn mực này có hiệu lực áp dụng hoặc sau ngày đó.

28.  Tuy nhiên, đơn vị có thể chọn lựa áp dụng Chuẩn mực này vào bất kỳ ngày nào trước ngày nó có hiệu lực áp dụng và có thể bắt đầu vốn hóa các chi phí đi vay có liên quan đến tất cả các tài sản dở dang vào ngày này hoặc sau ngày đó.28A.  Những đổi mới thường niên đối với các chuẩn mực IFRS giai đoạn 2015-2017, được ban hành vào tháng 12 năm 2017, đã sửa đổi đoạn 14 của Chuẩn mực này. Đơn vị sẽ áp dụng các quy định đã được sửa đổi bổ sung với các chi phí đi vay phát sinh vào thời điểm bắt đầu kỳ báo cáo hàng năm hoặc sau đó đối với những đơn vị lần đầu áp dụng các sửa đổi bổ sung đó.

Bạn có thể quan tâm:

Vì sao chuẩn mực báo cáo tài chính (“BCTC”) quốc tế (“IFRS”) lại HOT thế ?
Tại cuộc gặp cấp cao với Giám đốc điều hành Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Chủtịch VACPA và Chủ tịch ACCA toàn cầu vào tháng 6 năm 2018 tại Việt Nam, ôngĐinh Tiến Dũng, khi đó là Bộ Trưởng Bộ Tài chính, chia sẻ: “Các kế toán viên,kiểm toán viên, chuyên gia tài chính và các doanh nghiệp ở Việt…
Ý Kiến Học Viên
Ý Kiến Học Viên

Ban Hỗ Trợ Đào Tạo | Trung tâm Đào tạo Audit Care Việt Nam (ACV) | Thuy Nguyen ACCA THÔNG TIN BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM: Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn tại đây! | Hotline: 024 3991 1726 - 0945 786 203 | Mobile (Ms Thủy ACCA): 098 359 8586 | Email: info@auditcarevietnam.edu.vn | Fanpage: Audit Care Việt Nam - ACV | Youtube: Thuy Nguyen ACCA | Website: https://auditcarevietnam.vn

IFRS - BCTC